topbar
topbar

Kỹ thuật gieo mạ khay

Ngành trồng lúa truyền thống giờ đây đã kém thu hút người lao động, nhiều thanh niên có sức khỏe thì lựa chọn lên thành phố lập nghiệp. Vì vậy, bà con nông dân càng cần phải có một phương pháp mới hiệu quả hơn để nâng cao lợi nhuận và tiết kiệm thời gian. Hãy cùng dienmaytrauvang.com tìm hiểu về kỹ thuật gieo mạ khay cho năng suất cao hơn nhé.

Kỹ thuật gieo mạ khay

  1. Chuẩn bị khay

Bà con có thể mua các khay bán sẵn trên thị trường với đa dạng các kích thước khác nhau sao cho phù hợp với dòng máy cấy lúa bà con đang sử dụng.

Còn về số lượng khay thì bà con có thể ước tính theo cách sau:
– Máy cấy có mật độ 26- 27 khóm thì số lượng cần dùng là 6- 7 khay.

Máy cấy có mật độ cấy là 30 khóm/ m2 thì cần 8- 9 khay.

2. Chuẩn bị giá thể

Giá thể để chuẩn bị cho khay thì chỉ cần những nguyên liệu đơn giản. Tốt nhất là nên sử dụng phân đơn, phân vi sinh, còn đạm thì nên bổ sung các loại lân, kali dạng bột tránh vón cục.

Sau khi đã xác định được thành phần thì bà con tiến hành trộn theo công thức sau:

1m3 đất + 0,4-0,5m3 mùn cưa + 1,6 kg đạm ure + 8 kg lân + 1,6 kg kali clorua.

– 1m3 đất + 0,3 m3 mùn cưa + 1,7 kg đạm ure + 10 kg lân + 1,7 kg kali clorua.

– 1m3 đất + 0,3 m3 mùn cưa + Phân bón chuyên dùng cho cây mạ (mạ khay, mạ dược, mạ sân)

Sau khi trộn thì đem ủ tròn vòng 15-20 ngày trong kho khô ráo và không có nắng mưa. Sau đó phải phơi trên nền sân trước trong 12 tiếng đồng hồ rồi mới cho vào khay để làm mạ.

3. Chuẩn bị gieo hạt

Để quá trình trồng lúa diễn ra thuận lợi thì bà con cần phải chọn giống một cách cẩn thận. Khi chọn giống thì bà con ưu tiên những hạt snasg, mẩy , sạch bệnh, tỷ lệ nảy mầm trên 85%.

Cần tính toán chính xác lượng hạt cần dùng để tránh hiệu quả:

  • Đối với loại khay nhỏ: thì cần khoảng 75 – 155g/ khay ( tùy kích thước tùng loại hạt giống)
  • Đối với loại khay to: thì cần khoảng 60 – 130 g/ khay.

Xử lý hạt của kỹ thuật gieo mạ khay cũng giống như phương pháp bà con thường làm như:

  • Xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ: Loại bỏ hạt lép trước khi ngâm
  • Rửa sạch hạt và ngâm tiếp trong 24- 36 tiếng đối với lúa ải ( cứ khoảng 6-68 tiếng thì thay nước và đãi chua một lần)
  • Sau khi thấy hạt trong, phôi mầm trắng đều thì vớt ra rửa lại rồi để ráo.
  • Ủ giống chọn nơi có điều kiện thoáng mát đến khi hạt nảy nảy mầm với chiều dài rễ không quá 1/2 chiều dài hạt.

5. Gieo mạ khay

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên thì bà con tiếp tục tiến hành bỏ giá thể đã chuẩn bị vào khay ở mức 2/3 khay, không cho quá nhiều. Xếp khay thẳng hàng và dựa vào khối lượng hạt giống có thể mang. Trước khi gieo mạ thì cần tưới nước vào phần giá thể đã chuẩn bị rồi đợi ráo nước.

( Để có thể chia đồng đều hạt giống vào các khay thì bà con có thể chia lượng thóc thành 2 lần bỏ vào khay. Lần đầu lấy 70% lượng thóc bỏ vào khay, và tiếp đến bỏ 30% còn lại)

Sau khi đã chia giống vào từng khay thì lại tiếp tục cấp nước để hạt giống nảy mầm.

Tiếp đến là phủ đất lên trên bề mặt khay đã được xủ lý với độ dày của đất khoảng 0,5 đến 0,7 cm.

Chăm sóc mạ sau khi gieo

Sau khi đã thực hiện các bước của kỹ thuật gieo mạ khay thì bà con cũng càn chú ý chăm sóc mạ cẩn thận để đạt được hiệu quả như mong muốn. Đối với mỗi giai đoạn phát triển cửa cây thì bà con cần thực hiện theo các hướng khác nhau như:

Giai đoạn hoạt hóa mầm mạ

Sau khi gieo và xếp khay thành chồng và đem vào nhà ủ khoảng 50 -60 giờ thì chú ý giữ nhiệt độ cao cho mạ để kích thích mọc đều trong khay.

Khi lá mạ đều, khỏe thì có thể mang ra khu vực khác thuận tiện hơn để chăm sóc và theo dõi.

Giai đoạn mầm mạ non

Giai đoạn tiếp theo khi đã chuyển ra khu chăm sóc khoảng 5- 7 ngày thì cần chú ý kiểm soát nhiệt độ.

  • Đối với vụ Hè Thu thì dùng lưới đen để che hoặc để ở nơi có bóng dâm.
  • Đối với vụ Đông Xuân thì nên phù túi nilon để tránh rét.

Bà con cũng cần thường xuyên kiểm tra mực độ nước để đảm bảo mạ không bị thiếu nước.

Giai đoạn lột mạ và chăm sóc mạ cấy

Khi maj mọc khoảng 1,5 đến 2 lá thì có nghĩa rễ mạ đã quấn vào nhau và tạo thành tảng. Lúc này bà con có thể tháo khỏi khay và đặt xuống 1 lớp nilon. Ở giai đoạn này cần phải chú ý kiểm soát nhiệt độ ở phần trên của mạ.

Luyên mạ

Đối với ở vụ Đông Xuân có thời tiết khô hanh và khắc nghiệt, bà con nên để mạ đã tách khỏi khay lên nền nilon khoảng 4- 5 ngày trước khi cấy. Điều này sẽ làm cho mjaj cho mạ thích nghi dần với thời tiết, giúp mạ cứng hơn.

Khi luyện mạ bà con cần chú ý:

  • Nếu nhiệt độ trời < 16oC thì cần phủ kín mạ
  • Nếu nhiệt độ >16oC  thì có thể mở một đầu nilon rồi đến chiều tối lại đậy lại.
  • Nếu nhiệt độ > 20oC thì có thể lật mở cả nilon sang một bên rồi chiều tối đậy lại.

Cứ làm như vậy đến khi mạ đạt 2,5 đến 3,5 , chiều cao cay khoảng 10 -20 cm là đạt chuẩn.

Bên trên Trâu Vàng đã chia sẽ cho bà con về về thuật gieo mạ khay. Đây đang là phương pháp gieo mạ hiệu quả cho năng suất cao nhất hiện nay, hi vọng sau khi bà con đọc xong bài viết này sẽ có phương pháp thực hiện hiệu quả hơn. Trong quá trình nuôi trồng, nếu bà con gặp khó khăn có thể liên hệ đến hotline 085.486.138 để được hỗ trợ.

 

SẢN PHẨM ĐA DẠNG

SẢN PHẨM ĐA DẠNG

Đổi trả nếu sản phẩm không đúng mô tả

BẢO HÀNH 1 NĂM

BẢO HÀNH 1 NĂM

Với chính sách bảo hành trên toàn quốc

VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC

Miễn phí trong nội thành các Chi Nhánh

THANH TOÁN ĐƠN GIẢN

THANH TOÁN ĐƠN GIẢN

Hỗ trợ thanh toán trên tất cả các kênh