Nhiều bà con đang đau đầu với lượng phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Mời bà con cùng tham khảo dienmaytrauvang.com tips xử lý phụ phẩm cây trồng một cách đơn giản nhé!
Yêu cầu về xử lý phế phẩm cây trồng
Lợi ích của việc xử lý phụ phẩm cây trồng
Phụ phẩm cây trồng là nguyên liệu phát sinh trong quá trình tiến hành các hoạt động chăm sóc, thu hoạch, sơ chế sản phẩm của cây trồng tại khu vực canh tác cây trồng. Xử lý phụ phẩm cây trồng là việc sử dụng giải pháp công nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật phù hợp để sử dụng phụ phẩm cây trồng hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường và lan truyền sinh vật gây hại.
Mục đích của xử lý phụ phẩm cây trồng
Phụ phẩm cây trồng được thu gom, phân loại theo mục đích sử dụng khác nhau. Có thể kể đến một vài yêu cầu như:
- Không để lẫn với bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón, đất, đá và các tạp chất vô cơ khác.
- Việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng không được làm ảnh hưởng đến giao thông, nguồn nước sinh hoạt, thủy lợi và không gây ô nhiễm môi trường.
- Việc xử lý phụ phẩm cây trồng phải mang lại hiệu quả về lợi ích kinh tế, môi trường và thời gian, công sức của bà con.
Hướng dẫn xử lý phụ phẩm cây trồng đơn giản
Để việc chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch một cách đơn giản mà hiệu quả nhất, bà con nên thực hiện đầy đủ các thao tác sau:
Bước 1: Thu gom phụ phẩm cây trồng
Rơm, rạ, trấu, mùn bã mía… là phế phẩm nông nghiệp. Từ lâu, các phế phẩm này được nhà nông xem là sản phẩm thừa, thường đốt bỏ hoặc vứt bừa bãi ra vườn ruộng. Cách làm này vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường. Thời gian gần đây, nhiều loại phế phẩm nông nghiệp không còn bỏ đi mà được bà con thu gom lại, vừa để dọn sạch vườn bãi, vừa được dùng để xử lý phụ phẩm cây trồng cho vụ mùa tiếp theo.
Bước 2: Sơ chế, xử lý phụ phẩm cây trồng
Sau khi thu gom phụ phẩm sau thu hoạch, bà con tiến hành xử lý các phế phẩm đó thành phân bón vi sinh hoặc thức ăn cho chăn nuôi. Với số lượng ít, bà con có thể xử lý bằng hình thức thủ công như phơi khô, cất trữ,… hoặc băm , chặt bằng tay,… Tuy nhiên, cách làm này không mang lại hiệu quả cao và không phù hợp với việc xử lý phụ phẩm cây trồng quy mô lớn.
Với lượng phụ phẩm nhiều, bà con nên áp dụng sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại, công nghệ máy móc tiên tiến. Thay bằng việc ngồi hàng giờ để chặt, kéo dơ dừa,… bà con nên sử dụng các dòng máy băm xơ dừa, băm rơm, xay phế phẩm nông nghiệp,… để xử lý phụ phẩm nông nghiệp nhanh chóng chỉ trong một nốt nhạc và đạt hiệu quả cao trông thấy.
Bước 3: Chế biến và xử lý phụ phẩm cây trồng
Sau khi thực hiện các bước sơ chế phụ phẩm, bà con có thể áp dụng các phương pháp sinh học để biến phế phẩm thành vàng. Những thứ dường như đã trở thành rác sau thu hoạch đó lúc này có thể dùng làm giá thể để trồng lan, trồng giá,… thậm chí là làm thức ăn cho gia súc, gia cầm ngay tại vườn nhà mình.
Những khó khăn trong quá trình xử lý phụ phẩm cây trồng
Quy trình xử lý phụ phẩm cây trồng tưởng chừng như đơn giản nhưng bà con vẫn có thể gặp phải một vài những khó khăn như:
- Lượng phế phẩm không sạch mà bị nhiễm nhiều tạp chất
- Nhiều phế phẩm to, cứng, khó xử lý
- Chưa có kinh nghiệm trong quy trình chế biến khoa học
- Chưa biết cách áp dụng máy móc, công nghệ trong xử lý phụ phẩm cây trồng
Để mang lại hiệu quả trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả, bà con cần tìm hiểu và thực hiện ngay những giải pháp để khắc phục.
Trâu Vàng luôn sẵn sàng đồng hành cùng bà con trong nuôi trồng, cung cấp cho bà con những dòng máy giúp bà con xử lý phụ phẩm cây trồng một cách đơn giản mà hiệu quả nhất.
Máy băm rơm 3KW
Máy xay xơ dừa 11KW
Máy băm phế phẩm 22KW
Trâu Vàng – trợ thủ đắc lực của bà con trong làng trồng trọt!!!